Hiệu quả thực tế Bếp_Hoàng_Cầm

Từ khi ra đời cho tới nay, bếp Hoàng Cầm được sử dụng rộng rãi trong quân đội Việt Nam và là bắt buộc sử dụng ở tất cả các đơn vị.

Với sáng kiến này, bộ đội đã được ăn cơm nóng, có nước nóng để uống trong mùa đông, các viện quân y dã chiến có nước nóng để sát trùng dụng cụ y khoa... Sáng kiến này có giá trị lớn trong thực tiễn hoạt động hành quân, chiến đấu và góp phần quan trọng giữ gìn sức khỏe cho bộ đội.

Từ khi bếp Hoàng Cầm ra đời các chiến sĩ nuôi quân không còn lo sợ máy bay địch nhòm ngó mỗi khi nổi lửa, bộ đội không phải ăn cơm nguội do nấu vào ban đêm. Bếp Hoàng Cầm đã góp phần không nhỏ vào việc giữ gìn sức khỏe cho bộ đội, đảm bảo quân số chiến đấu cao. Bếp bảo đảm giữ được bí mật: quá trình nấu ăn ban đêm lửa không hắt sáng ra ngoài, ban ngày khói không bị thoát lên thành cột khói đúng theo chủ trương "đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng”.; Bảo đảm được an toàn: bếp vững chắc, không bị sụt lở trong quá trình nấu ăn và hạn chế được sát thương do mảnh bom đạn, An toàn cho cả ngườivật chất; Đồng thời bảo đảm cấp nhiệt tốt: Bếp cháy tốt, cung cấp đủ nhiệt cho quá trình nấu ăn thao tác thuận tiện.

Trong hồi ức “Đường tới Điện Biên Phủ” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Nhà xuất bản QĐND- 2001), có đoạn viết: “Sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc ở đây một sáng kiến đã mang lại sự cải thiện rất quan trọng trong đời sống các chiến sỹ ngoài mặt trận ". Đại tá, Giáo sư - Tiến sỹ Đặng Hiếu Trung, nguyên là chuyên viên đầu ngành của Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Quân y 108 cho biết thêm: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ông (Hoàng Cầm) là Đội trưởng Đội Điều trị 8, thuộc Đại đoàn 308. Đội điều trị 8 đóng cạnh suối Hồng Lếch, cách hầm Đờ Cát chỉ 4 km đường chim bay về phía tây. Đội Điều trị 8 có trên 100 người cộng với thương binh vì thế mặc dầu trong hoàn cảnh chiến trường, khó khăn, thiếu thốn, bom đạn của kẻ thù nhưng Tiểu đội trưởng nuôi quân Hoàng Cầm cùng tổ nuôi quân vẫn đảm bảo cơm nóng, canh ngọt cho Đội và thương binh.